CÁCH CHĂM SÓC ĐÚNG CÁCH CHO TRẺ SƠ SINH TỪ 0 – 6 THÁNG

Người Mẹ nào cũng muốn con lớn lên khỏe mạnh và có một cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn. Các phương pháp nuôi con khỏe, dạy con thông minh, sống tình cảm là những tiền đề đầu đời để con có những bước đi vững chãi để trưởng thành trong tương lai.

Và những giây phút Bé vừa chập chững ra đời là khoảng thời gian Bố Mẹ cần dành nhiều thời gian bên Bé để chăm sóc thật cẩn thận và kĩ lưỡng. Nếu là lần đầu tiên có con thì Bố Mẹ nên trang bị những kiến thức cũng như chuẩn bị những vật dụng, quần áo, đồ chơi,…cho Bé. Dưới đây là những cách chăm sóc đúng cho trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng để Bố Mẹ tham khảo cùng #Rhino nhé!

  • Luôn giữ ấm cơ thể Bé bằng những bộ quần áo có tính thấm hút mồ hôi tốt và dùng khăn bông quấn xung quanh Bé để giúp Bé kéo dài giấc ngủ và không bị khó chịu bởi môi trường mới.
  • Tắm cho Bé đúng cách theo các bước sau:
  • Pha nước ấm vào thau nước và dùng tay thử sức nóng, nhiệt độ tầm 36 - 38 độ C là Bé có thể tắm được.
  • Dùng khăn bông bự quấn quanh người Bé, ôm ngửa Bé ra đằng sau để thuận tiện vệ sinh đầu và mặt Bé.
  • Lấy khăn sữa hoặc khăn mềm nhúng nước ấm và lau theo thứ tự, 2 mắt, mũi, mặt, 2 tai, nhẹ nhàng lau phần khóe mắt và bên trong mang tai Bé sau đó lật khăn lại lau phần mặt còn lại của Bé.
  • Để gội đầu cho Bé, Mẹ lấy ít xà phòng xoa nhẹ lên phần tóc Bé và massage nhẹ nhàng làm Bé thoải mái sau đó xả sạch lại nước xà phòng bằng nước ấm.
  • Mẹ dùng khăn khô lau phần tóc ướt và nhẹ nhàng lau mặt Bé và tháo khăn quấn người, để Bé ngồi vào thau nước ấm đã chuẩn bị sẵn.
  • Dùng 1 tay giữ đầu Bé, tay còn lại tắm cho Bé để giữ Bé ở vị trí an toàn.
  • Sau khi tăm xong, Mẹ đặt Bé ra ngoài và dùng khăn bông khô mềm quấn Bé lại.
  • Nên lau khô người Bé và mặc quần áo nhanh nhất có thể.
  • Bế ẵm Bé, chơi cùng Bé hoặc giúp Bé ợ hơi
  • Mẹ khi bế ẵm Bé nên để cả người Bé áp vào ngực, vai người lớn càng nhiều càng tốt, tay luôn đỡ ở phần đầu và cổ Bé. Nhưng Mẹ cũng nên lưu ý không nên bồng Bé quá thường xuyên và khi bế Bé cần rửa tay sạch sẽ và hạn chế đeo các đồ trang sức hoặc quần áo có đính hột hay những vật nhọn có thể làm trầy da Bé.
  • Ngoài ra Mẹ có thể mượn các tranh ảnh, truyện tranh hoặc những đồ chơi màu sắc tươi có thể chơi cùng Bé và giúp Bé nhận thức và tiếp thu các kiến thức thông qua các giác quan Bé.
  • Bên cạnh đó Bé sẽ có xu hướng nuốt không khí trong khi bú, điều này khiến Bé bị ợ thức ăn hoặc trở, nếu Bé không được ợ hơi thường xuyên sẽ bị đầy bụng. Mẹ hãy bế đứng Bé dựa vào cổ và vỗ nhẹ sau lưng Bé bằng tay kia, hoặc Mẹ có thể để Bé nằm sấp trên đùi Mẹ và vỗ nhẹ phần lưng trên của Bé, hoặc để Bé ngồi trong lòng, đỡ phần ngực và đầu Bé rồi vỗ nhẹ phần lưng trên.
  • Ru Bé ngủ
  • Việc ru những câu hát ầu ơ của Mẹ để Bé ngủ sâu luôn là điều cần thiết và tạo cho Bé cảm giác an toàn khi ở bên Mẹ. Lưu ý Mẹ nên để ánh sáng phòng nhẹ, không quá chói, hoặc mở đoạn nhạc nhẹ cho Bé ngủ ngon. Mẹ cũng ngủ cùng Bé để có thể giúp nhịp thở Bé ổn định và tránh tình trạng đột tử vì chứng ngưng thể trong lúc ngủ đó Mẹ.
  • Cho Bé bú
  • Sữa Mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ vì trong sữa Mẹ có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho Bé giúp Bé tăng cường sức đề kháng và chống lại các tác nhân gây bệnh. Mẹ nên cho Bé bú sớm nhất ngay khi có thể và cho bú Mẹ hoàn toàn và duy trì trong 6 tháng đầu Mẹ nha!
  • Vì dạ dày Bé sơ sinh khá nhỏ nên Mẹ cần cho Bé bú thường xuyên để nhận đủ lượng sữa cần thiết, dao động cứ mỗi 1 – 2 giờ / lần trong vài đầu tuần mới sinh, mỗi cữ kéo dài khoảng 15 – 30 phút tùy vào lượng sữa Mẹ và nhu cầu bú của Bé…Khi đói, Bé sẽ sẽ có các dấu hiệu như khóc, ngọ nguậy không yên, tém miệng liên tục,…Hoặc đến cữ bú mà Bé đang ngủ, Mẹ đừng đánh thức Bé vì Bé sơ sinh cần ngủ 16 – 18 giờ / ngày, mỗi giấc kéo dài từ 1 – 3 giờ nên Mẹ có thể cho Bé bú bù ngay sau khi tỉnh giấc. Nếu Bé ngủ quá 4 giờ, Mẹ nên đánh thức Bé dậy và cho Bé bú, trong khoảng thời gian cho Bé bú Mẹ hãy trò chuyện hoặc làm trò để Bé vui vẻ và bú được nhiều. Bên cạnh đó Mẹ có thể tham khảo một số tư thế cho Bé bú để cả Mẹ và Bé đều cảm thấy thoải mái.
  • Theo dõi thân nhiệt của Bé
  • Việc này giúp Mẹ nhận biết Bé có bị sốt không? Hoặc Bé có bị lạnh không? Tùy theo thân nhiệt của Bé, Mẹ sẽ biết cách điều chỉnh việc chăm sóc cho Bé phù hợp. Mẹ có thể đo thân nhiệt Bé ở nách (giữ khoảng 2 phút và cộng thêm 0.5 độ C) hoặc ở hậu môn (giữ khoảng 1 phút).
  • Mẹ lưu ý nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh là 36,5 – 37,5 độ C.
  • Nếu thân nhiệt Bé thấp hơn 36,5 độ C Mẹ cần ủ ấm Bé ngay.
  • Nếu thân nhiệt Bé cao hơn 37,5 độ C Mẹ nên bỏ bớt khăn, mũ, áo, quần,…và tiếp tục theo dõi thân nhiệt Bé thật kỹ.
  • Nếu thân nhiệt Bé cao hơn 38 độ C, Bé đã bị sốt, Mẹ cần dùng thuốc hạ sốt hoặc đưa Bé đến cơ sở y tế gần nhất để chuẩn đoán kịp thời.
  • Cho Bé chích ngừa đầy đủ, đúng lịch
  • Thay tã cho Bé kịp lúc
  • Mẹ có thể dùng tã vải hoặc tã giấy hoặc dùng cả 2 loại xen kẽ để tiết kiệm nhưng yếu tố quan trọng là Mẹ nên lựa chọn và tin dùng các loại tã có kích cỡ thích hợp với Bé, có tính chống hăm, ngứa, dị ứng,…vì da Bé rất nhạy cảm nên Mẹ nên ưu tiên các loại tã chất liệu cotton, mềm, thấm nước tốt.
  • Mẹ nên thay tã ngay sau khi Bé tè, ị, … khi thay phải vệ sinh sạch vùng hậu môn và bộ phận sinh dục của Bé bằng khăn mềm và nước ấm theo hướng từ trước ra sau, Mẹ có thể thoa thêm kem chống hăm hoặc kem bảo vệ da trước khi mặc tã mới cho Bé.
  • Chăm sóc và vệ sinh rốn
  • Việc chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách là cần biết chăm sóc rốn cho Bé. Cuống rốn của trẻ sơ sinh là một vết thương hở, nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ rất dễ bị nhiễm trùng rất nguy hiểm. Thông thường dây rốn của Bé sẽ thay đổi màu sắc từ màu vàng sang màu nâu đen, khi khô sẽ tự rụng sau 2 tuần. Điều quan trọng Mẹ cần vệ sinh đúng mỗi ngày cho Bé:
  • Mẹ cần rửa tay thật sạch và sát trùng tay bằng cồn 90 độ.
  • Nhẹ nhàng tháo băng rốn và gạc rốn Bé, quan sát xem rốn và vùng quanh rốn có bị viêm đỏ, mưng mủ, chảy dịch, chảy máu hay có mùi hôi hoặc những dấu hiệu bất thường nào khác không
  • Dùng tăm bông hoặc bông gòn đã xịt ít nước khử trùng sau đó thấm khô vùng cuống rốn và chân rốn, sau đó dùng nước muối sinh lý sát trùng vùng da quanh rốn Bé.
  • Sau khi vệ sinh rốn Bé, Mẹ có thể để hở hoặc che rốn bằng lớp gạc mỏng vô trùng và lưu ý Mẹ quấn tã Bé dưới rốn tránh để phân và nước tiểu hay bất kỳ thứ gì vấy bẩn vùng rốn.

Bên cạnh chăm sóc Bé đúng cách, nếu Mẹ bị tắc sữa hay thiếu sữa cho Bé, đừng lo vì #Rhino_COLOS sẽ thay thế Mẹ giúp Bé tuti ngoan và không lo thiếu chất, giúp Bé bổ sung dinh dưỡng và phát triển đồng đều.

 


(*) Xem thêm

Sản phẩm liên quan


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng